“Tầm quan trọng thực sự của kiến trúc là chạm đến trái tim của mọi người, tôi luôn cố gắng tạo ra những không gian nơi mà mọi người có thể tương tác với nhau” – Chia sẻ của KTS Tadao Ando.


KTS Tadao Ando bắt đầu hành nghề vào năm 1969. Kể từ đó, ông đã thiết kế hơn 200 công trình lớn, nhỏ và nhận giải thưởng pritzker vào năm 1995.

PV: Những công trình của ông đặc trưng bởi hình khối đơn giản, sử dụng bê tông trần. Vậy làm sao để chạm đến trái tim của mọi người thông qua những hình khối và vật liệu như vậy?

Văn phòng của Tadao Ando tại Osaka với đặc trưng thiết kế của ông là tường bê tông các khoảng hở được bố trí hợp lý để lấy ánh sáng tự nhiên

KTS Tadao Ando: Tôi muốn tạo ra những công trình tồn tại hài hoà với bối cảnh xung quanh, sử dụng những vật liệu phổ biến có thể tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, ví dụ như bê tông, bao gồm cát, đá và xi măng. Tôi tin rằng kiến trúc có thể khơi gợi lên nhiều cảm xúc thông qua các yếu tố tự nhiên được đưa vào không gian kiến trúc. Thay vì những hình khối cầu kỳ, tôi sử dụng hình khối đơn bản để làm nên bản giao hưởng về ánh sáng và bóng đổ trong không gian.

Bảo tàng “he art museum”

PV: Ông nghĩ gì về kiến trúc đương đại, nó khác gì với thời kỳ trước? Theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực?

KTS Tadao Ando: Theo quan điểm cá nhân tôi thì xã hội ngày nay không cần nhiều kts như ở thế kỷ 19 và thế kỷ 20, đặc biệt là các nước phát triển. Nhưng tôi vẫn tin rằng những người làm kiến trúc đóng vai trò quan trọng, phản ánh xã hội đương thời. Trong những năm gần đây, từ sự phát triển kinh tế, quy mô của kiến trúc đã tăng lên đáng kể trên toàn thế giới, sự phát triển quá nhanh kéo theo đó là vai trò xã hội của KTS bị suy giảm. Tuy nhiên, ngay cả trong thời điểm khó khăn, tôi muốn tạo ra những thứ chạm đến cảm xúc của nhiều người thông qua công việc của mình.

Thư viện Nakanoshima (Osaka) dành cho mọi lứa tuổi

PV: Bên cạnh những công trình kiến trúc mà ông ngưỡng mộ, ông còn tìm cảm hứng cho mình từ đâu? 

KTS Tadao Ando: Cảm hứng thiết kế với tôi có thể đến từ bất kỳ đâu, từ một câu hay thậm chí là một chữ trong cuốn sách tôi đang đọc, hoặc có thể là những kỷ niệm về chuyến đi đến hang động ở Ấn Độ, những tàn tích công trình cổ… Khi chúng ta mở rộng tâm trí, chúng ta sẽ tìm được rất nhiều nguồn cảm hứng. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã có cơ hội gặp những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng, có thể là khách hàng, đồng nghiệp hoặc bạn bè. Tôi đã được mời hợp tác ở một vài dự án liên quan đến thời trang như của Issey Miyake, Giorgio Armani và Tom Ford. Đến giờ, tôi vẫn giữ liên lạc với những người mà mình đã có cơ hội hợp tác, như Damien Hirst, Ellsworth Kelly và Richard Serra. Gu thẩm mỹ của họ luôn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để tôi sáng tạo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *