Báo động:
Theo báo cáo của 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 6 tháng đầu năm 2020 trên toàn quốc đã xảy ra 3.349 vụ TNLĐ làm 3.450 người bị nạn. Chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương là 516 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là gần 518 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 49.438 ngày.
Có nhiều lý do được giới phân tích mổ xẻ, về mặt kỹ thuật, kết quả giám định phần lớn cho thấy các vụ sập giàn giáo là xuất phát từ các yếu tố về chất lượng giàn giáo, như: chất lượng giàn giáo, sự cố má phanh thủy lực…. Và thường đó là lỗi từ phía chủ sử dụng lao động.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn được cho là sự chủ quan của con người. Cụ thể, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 56,6%, cụ thể, người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 26,1% tổng số vụ. Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm 12% tổng số vụ. Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 10,9% tổng số vụ; do tổ chức lao động chiếm 7,6% tổng số vụ.
Điều đáng nói là có tới hơn 80% công nhân ngành xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ và lao động tự do, phần nhiều trong số họ chưa được đào tạo bài bản nên ý thức bảo hộ lao động rất kém, chỉ biết làm lấy ngày công, ít khi quan tâm đến an toàn lao động. Trong khi các chủ thầu với kỹ thuật, công nghệ hạn chế, công tác giám sát thi công, đảm bảo an toàn lao động không được coi trọng là một trong số nguyên nhân dẫn đến những vụ TNLĐ thương tâm
Nâng cao ý thức văn hóa ATLĐ trong DN
Dù tai nạn lao động trong ngành xây dựng đang ở mức báo động nhưng thực tế, nhiều DN xây dựng vẫn còn thờ ơ trong việc bảo hộ lao động theo đúng quy định như đăng ký, kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, trang bị phương tiện bảo hộ, ký hợp đồng với người lao động…
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia khuyên rằng, muốn hạn chế được tai nạn lao động, trước hết đòi hỏi mỗi DN cần nâng cao ý thức, văn hóa an toàn lao động trong DN mình. Đặc biệt, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trước việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Trong khi đó, người lao động cũng cần phải nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và thường xuyên học tập, trao đổi nâng cao trình độ về pháp luật bảo hộ lao động, nắm vững kiến thức khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động.
Đối với những công việc nguy hiểm, người lao động có quyền đề nghị chủ đầu tư hỗ trợ trang thiết bị lao động hoặc từ chối nhiệm vụ ấy. Ngược lại, dù được trang bị, huấn luyện an toàn lao động rất kỹ nhưng nếu người lao động chủ quan, không có ý thức tự bảo vệ mình thì vẫn có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Với các cơ quan chức năng, cần thực hiện giám sát điều kiện lao động tại các công trình, nhất là phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, đối tượng sử dụng lao động và có chế tài xử lý mạnh hơn. Điều này sẽ nâng cao ý thức quản lý của chủ đầu tư và giảm thiểu tình trạng coi thường của người lao động. Đối với các công trình để xảy ra nhiều lần tình trạng mất an toàn lao động cần tước giấy phép, thậm chí yêu cầu ngừng sản xuất đối với những chủ đầu tư này.
Để thực hiện mục tiêu này, VCCI cùng các Bộ, ngành đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp để đưa văn hóa ATLĐ vào sâu trong cộng đồng DN thông qua các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các khóa đạo tạo nhằm giảm thiểu số vụ TNLĐ trong DN nói chung, trong đó có lĩnh vực xây dựng.
Trái Cóc Construction đã tăng cường triển khai công tác ATLĐ, chú trọng đến các hoạt động tự kiểm tra, chủ động kiểm soát phòng ngừa TNLĐ do ngã cao, điện giật, vật rơi, đổ sập; tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động.
Trái Cóc Construction!